Thân từ và đuôi từ (어간과 어미). Khái niệm thân từ là chỉ vào cả tổng thể hoàn chỉnh của bộ phận mang ý nghĩa từ vựng trong từ, là cái được chắp dính với các đuôi từ ngữ pháp ở phía sau trong quá trình biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ, tổ hợp nên các cấu trúc cú pháp.
1. Thân từ
Khái niệm thân từ (stem) là chỉ vào cả tổng thể hoàn chỉnh của bộ phận mang ý nghĩa từ vựng trong từ, là cái được chắp dính với các đuôi từ ngữ pháp (phụ tố biến đổi dạng thức) ở phía sau trong quá trình biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ, tổ hợp nên các cấu trúc câu ngữ pháp tiếng Hàn. Hay nói cách khác thân từ là phần còn lại của từ sau khi đã loại bỏ biến tố (phụ tố biến đổi dạng thức, hình vị ngữ pháp).
Thân từ tuy cùng có điểm chung với căn tố ở chỗ chúng đều là các hình vị thực, song khác với căn tố, nó là khái niệm chỉ ra thành phần của từ trong quá trình biến đổi dạng thức ngữ pháp (như chia động từ, tính từ) chứ không tham gia (không có chức năng) cấu tạo từ.
Tự học tiếng Hàn hiệu quả
Nói một cách khác nếu như căn tố là thành phần cố định, không thay đổi trong quá trình cấu tạo từ thì thân từ là thành phần cố định của từ khi tham gia hoạt động ngữ pháp, biến đổi dạng thức. Ví dụ căn tố 먹-(ăn) là thành phần cố định khi thay đổi phụ tố kết hợp với nó (như 이, 히) để tạo nên các từ mới như 먹이다(cho ăn), 먹히다(được ăn, bị ăn)... Còn 먹이- hay 먹히- được gọi là thân từ, là phần cố định của từ khi biến đổi dạng thức ngữ pháp bằng cách chắp dính với các phụ tố ngữ pháp ở phía sau như:
먹인다 : đang ăn(ㄴ다) 먹힌다 : đang ăn(ㄴ다)
먹이었다 : đã ăn(었다) 먹히었다 : đã ăn(었다)
먹이겠다 : sẽ ăn(겠다) 먹히겠다 : sẽ ăn(겠다)
먹이고 : ăn và... (고) 먹히고 : ăn và... (고)
Đối với những từ có cấu trúc phức hợp (từ ghép) giữa căn tố và thân từ có sự khu biệt rõ ràng, nhưng trong cấu trúc từ đơn, cũng có khi căn tố và thân từ giống nhau, cùng được biểu hiện ra bời một thành phần. Ví dụ, ở trường hợp 밟는다(đang đạp), là một từ đơn nên có thể phân tích thành 밟(đạp) vừa là căn tố vừa là thân từ, kết hợp với 는다 là phụ tố biến đổi dạng thức (chỉ thời hiện tại, câu trần thuật dạng văn viết). Trong những trường hợp này việc phân biệt khái niệm căn tố – thân từ không còn cần thiết nữa.
Học tiếng Hàn vì tương lai sau này
2. Đuôi từ:
Đuôi từ, như trên đã trình bày là những hình vị ngữ pháp phụ thuộc là một dạng ngữ pháp nâng cao, chắp dính vào phía sau phần thân từ, đem lại ý nghĩa ngữ pháp cho từ trong quá trình biến đổi dạng thức. Đuôi từ như vậy là một tên gọi khác của phụ tố biến đổi dạng thức. Mặc dù vậy, đuôi từ nếu so sánh với phụ tố, cụ thể là phụ tố phái sinh, tuy cùng là hình vị hư (hình vị hình thức 형식형태소) nhưng phụ tố phái sinh là yếu tố thay đổi trong cấu tạo từ còn đuôi từ là yếu tố thay đổi trong quá trình kết hợp ngữ pháp của từ (chia từ: 활용: conjugation).
Các phụ tố làm đuôi từ trong tiếng Hàn, do vậy có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp như: thời, thể, liên kết câu, thành phần câu, định dạng câu, biểu thị phép kính trọng với đối tượng giao tiếp v.v... Các phụ tố này trong tiếng Hàn được phân loại dựa theo vị trí phân bố trong cấu trúc kết hợp với từ và vai trò trong câu theo như bảng tổng hợp sau:
Trước hết căn cứ theo vị trí xuất hiện trong từ, đuôi từ được phân ra thành hai loại lớn là các đuôi từ thuộc hàng trước(선어말어미: Prefinal ending) và các đuôi từ thuộc hàng sau (어말어미: final ending). Trong tiếng Hàn, việc kết hợp giữa đuôi từ với thân từ không có nhiều hạn chế, có thể có hai hay nhiều đuôi từ cùng được chắp dính, kết hợp vào một thân từ. Các đuôi từ ở hàng sau là các đuôi từ có vị trí biểu thị cho sự kết thúc một từ, còn các đuôi từ hàng trước không có chức năng này, chúng xuất hiện sau các thân từ và phía sau chúng bắt buộc phải có một đuôi từ hàng sau khác xuất hiện.
Về mặt ý nghĩa, các đuôi từ hàng trước thường là các đuôi từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp về thời, thể hay ý nghĩa kính trọng. Các đuôi từ hàng sau lại căn cứ theo khả năng có thể biểu thị sự kết thúc một câu hay không mà tiếp tục được chia thành đuôi từ kết thúc câu (종결어미: Terminative ending) và đuôi từ không kết thúc câu (비종결어미). Như chúng ta biết một đặc điểm trong tiếng Hàn là ở từ cuối cùng của câu bao giờ cũng được kết hợp các đuôi từ biểu thị sự kết thúc một câu, các đuôi từ này định dạng nên câu cho biết đó là thuộc vào loại câu gì, câu cảm thán hay câu nghi vấn, câu trần thuật v.v..., đồng thời qua các đuôi từ này, chúng ta cũng có thể biết được sắc thái tình cảm của người nói hay mức độ kính trọng đối với các đối tượng tham gia giao tiếp của người nói.
Ngược lại, đuôi từ không kết thúc câu chỉ biểu thị sự kết thúc một bộ phận của câu và cho thấy mối liên kết ngữ pháp giữa các thành phần câu. Do đó đuôi từ không kết thúc câu lại có thể chia nhỏ ra thành đuôi liên kết và đuôi chuyển loại từ. Đuôi từ liên kết (연결어미: Conjunctive ending) có chức năng nối các vế của câu với nhau còn đuôi từ chuyển loại (전성어미: Transition ending) là đuôi từ chuyển đổi chức năng ngữ pháp của các từ loại động từ, tính từ hay các cụm động từ, tính từ sang thành danh ngữ, định ngữ.
Nguồn: Internet