• slider
  • slider

Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc tại Việt Nam

Hiện nay trên đất nước ta, rất nhiều khán giả đã và đang bị cuốn hút theo những bộ phim Hàn Quốc cũng là điều dễ hiểu. Tại Việt Nam trên các tờ báo hiện nay, thông tin về ngành điện ảnh Hàn Quốc luôn có một vị trí cao và nhận được nhiều sự quan tâm, từ những bài viết bình luận đánh giá của các nhà chuyên môn đến những tin tữc xung quanh tiểu sử, sự nghiệp, mốt thời trang chuyện đời tư của các diễn viên Hàn rồi cả chuyện hậu trường của những phim “sốt” trên truyền hình.
Chiếu phim Hàn Quốc vẫn luôn giữ tỷ lệ cao trên màn ảnh Việt và vẫn đang tăng trong thời gian tới với sức tấn công của làn sóng Hallyu hiện nay: sáng, trưa, tối; trên kênh VTV1 và VTV3; đó là chưa kể những kênh trên hệ kỹ thuật số. Dù bạn có cầm chiếc remote và bấm kênh nào đi chăng nữa thì cũng bắt gặp các kênh VTV1 đang chiếu “Thời trang thập niên 70”, kênh Hà Nội là “Hoa Thuỷ Tinh”, kênh Hà Tây thì “Tình yêu và tham vọng”, VTV3 lại “Chuyện tình Harvard”.

>> Xem thêm: 
Du học Hàn Quốc phí thấp nhất

Các bài hát nhạc phim tiếng Hàn đã được dịch ra tiếng Việt như “Giày thuỷ tinh”, “Mối tình đầu”, “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Chuyện tình nàng hề”... Xu hướng nghe nhạc của giới trẻ việt hiện nay đang chịu tác động từ phim Hàn chính là minh chứng cho sức mạnh của “luồng gió nóng” hâm mộ phim Hàn tại nước ta. Các fan hâm mộ luôn bỏ ra số tiền lớn để mua các bài hát và album của thần tượng. Nhưng do thị trường băng đĩa lậu vẫn ngập tràn nên còn nhiều vấn đề về bản quyền phim, ca nhạc chưa được giải quyết. Dẫu sao ta cũng phải thừa nhận thành công của phim ảnh xứ sở hoa Mukung thật là lớn.

Bên cạnh đó, phía Hàn Quốc còn trực tiếp mở một rạp chiếu phim Diamon Cinema riêng của Hàn Quốc tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cụm rạp liên kết giữa Fafilm Việt Nam và công ty liên doanh Good Fellas (Hàn Quốc). Tổng số vốn đầu tư hơn 1 triệu $ trong đó phía Fafilm chỉ chiếm 10 %. 90 % phim chiếu tại đây là phim của Hàn Quốc sản xuất, 10% còn lại dành cho phim nước ngoài. 

Sau 3 tháng hoạt động rạp luôn đứng đầu về lượng người xem trên khắp các rạp ở thành phố Hồ Chí Minh. Đơn giản bởi vì phim Hàn đã là một món ăn tinh thần hấp dẫn đối với công chúng.

 
văn hóa hàn quốc và việt nam
Làn sóng Hàn Quốc tại Việt Nam

Từ việc thích xem phim Hàn, khán giả cũng tiếp nhận luôn các giá trị khác như mốt, trang phục, đầu tóc, ngôn ngữ (học tiếng) và cả con người (lấy vợ, lấy chồng Hàn Quốc), hàng hóa, thăm quan du lịch... Mỗi khi một bộ phim Hàn được chiếu thì kiểu tóc, quần áo của diễn viên trong phim được áp dụng ngay, rát tức thời và phổ biến. Thử nhìn lại xã hội Việt Nam 10 năm trước, “ép tóc” là một khái niệm hi hữu thì đến nay 80% phụ nữ Việt Nam ép tóc. Thời trang trong phim Hàn Quốc thay đổi thì ở Việt Nam cũng thay đổi theo. 

>> Xem thêm: Sách giáo khoa hay để rèn luyện tiếng Hàn

Đã từng có thời kỳ rộ lên mốt tóc ép nâu đỏ, môi trầm thì nay khi bộ phim “Ngôi nhà hạnh phúc” được chiếu là mốt áo lửng, guốc xuồng và tóc quăn. Cũng không còn kiểu trang điểm sắc sảo với gam màu lạnh như thời kỳ trước mà nay nhiều phụ nữ đã đổi sang trang điểm nhẹ nhàng, do sự ảnh hưởng của Lee Young Ae từ bộ phim “Nàng Dae Jang Kum”. Với sự hậu thuẫn của vẻ đẹp “lý tưởng” từ các diễn viên Hàn Quốc, các dịch vụ thời trang, chăm sóc sắc đẹp “lên ngôi”. Ao ước có được diện mạo giống như các diễn viên xinh đẹp, nhiều phụ nữ Việt Nam và cả Trung Quốc, Nhật Bản,... đã vào các viện Beauty Salon Hàn Quốc để chỉnh sủa ngoại hình. Thậm chí chưa ưng ý với những trung tâm trong nước, nhiều phụ nữ đã đi tour du lịch thẩm mỹ viện sang Hàn Quốc để mong có được một làn da mịn màng như Song Hye Kyo, mái tóc suôn mượt của Ju Ji Hyun, dáng vóc người mẫu của Lee Hyo Lee. 

Có lẽ chính vì vậy mà trong ý thức của nhiều người dân Việt Nam, vẻ đẹp Hàn Quốc trở thành hoàn hảo: họ muốn đẹp như kiểu Hàn Quốc, mặc như kiểu Hàn Quốc... Đó chính là một cuộc đổ bộ “văn hóa” một cách nhẹ nhàng vào thị trường nước ngoài của ngành điện ảnh Korea.

 
văn hóa hàn quốc và việt nam

Mỹ phẩm Hàn Quốc thì chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Các cửa hàng bán và giới thiệu mỹ phẩm Hàn Quốc tràn ngập các đường phố, từ những cửa hàng lớn với tư cách là nhà độc quyền Debon, Lacvert đến những gian hàng lưu niệm nhỏ bé cũng có rất nhiều các dầu gội đầu, kem, phấn, son... “Made in Korea”. Năm 2000, LG chiếm vị trí số 2 đối với các loại sản phẩm son phấn và vị trí số 3 đối với mặt hàng mỹ phẩm nói chung trên thị trường Việt Nam. Đến năm 2001 tổng công ty này đã chiếm thị phần lớn nhất trong số các hãng mỹ phẩm ở Việt Nam. Thành công này một phần là nhờ tác động của phim truyền hình Hàn Quốc, một phần là nhờ chiến dịch quảng cáo tiếp thị rất có hiệu quả của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng xứ Hàn.

>> Xem thêm: 
Những sai lầm du học sinh Hàn dễ mắc phải

Ngoài mỹ phẩm thì thời trang cũng là một thành công của điện ảnh Hàn quốc tại Việt Nam. Các thương hiệu thời trang nổi tiếng của Hàn Quốc như Deco, Wolsey, Lancy, Lee Kwang hee tuy chưa được rầm rộ ở Việt Nam nhưng vẫn tạo được một điểm nhấn cho các thanh niên Việt Nam: muốn để sành điệu như diễn viên Hàn. Các trang báo giới thiệu các mẫu mốt gắn liền với tên tuổi các diễn viên luôn chiếm được sự quan tâm của bạn đọc. Các cửa hàng quần áo đánh trúng tâm lý của thanh niên Việt nên đã trang trí bằng hình ảnh các ca sĩ diễn viên Hàn với những bộ trang phục nhập khẩu từ Dongdaemun. Nhiều shop lấy tên từ những bộ phim Hàn hoặc các sản phẩm văn hóa khác từ Hàn Quốc như Yumi, Kim chi, Dae Jang Kum, Sye U v.v.... Dạo gần đây, xu hướng các cô gái trẻ Việt Nam còn muốn mình trong bộ quần áo hanbok vào ngày cưới. 

Rõ ràng ảnh hưởng của bộ phim “Nàng Dae Jang Kum” là không nhỏ. Khi phỏng vấn một người chủ một cửa hiệu cho thuê đồ cưới anh này đã thẳng thắn tâm sự: “Ngày càng nhiều người đến hỏi áo hanbok. Mặc dù mua một bộ hanbok rất đắt song vì nhiều người hỏi quá nên tôi cũng cần phải đầu tư”. Đi liền với thời trang là những kiểu tóc. Tại thành phố Hồ Chí Minh nhiều cửa hàng tóc kiểu Hàn Quốc mở ra và lúc nào cũng đông khách. Đi trên đường người ta sẽ thấy vô số những kiểu đầu giống WonBin, Bae Young Jun, Lee Byung Hun... Rồi những đồ “phụ kiện” khác như kẹp tóc, nơ, túi xách, kính, giày... cũng được quy theo mốt Hàn Quốc.

 
văn hóa hàn quốc và việt nam

Nói về sự ảnh hưởng của phim Hàn đối với phim Việt, người ta nhận ngay ra một số bộ phim “Làm theo kiểu Hàn” hiện nay như: “39 độ yêu”, “Lửa tình”, “Những cô gái chân dài”, “Lẵng hoa tình yêu”. Đó còn là xu hướng nhiều diễn viên Việt Nam “bắt chước” ngoại hình của diễn viên Hàn, dù rằng nhìn vào ảnh là biết ngay Việt Nam chính gốc nhưng người ta vẫn cứ thích “học đòi”. Việc Minh Nhí, Minh Quân và một số diễn viên, ca sĩ khác đã từng đến các studio ảnh để mong có được những bức hình trông thật giống phim Hàn chẳng phải là như thế sao.

Có một lần tôi được nghe một câu chuyện giữa hai ông bà đã gần 60 tuổi: “Tại sao phim Hàn Quốc hay thế hả ông? Cái gì cũng đẹp, diễn viên đẹp, cảnh đẹp, nhà cửa, đường xá xe cộ của họ sao đẹp thế? Còn phim của ta thì chưa hay. Tôi chả bỏ buổi nào cả. Giá mà phim của ta cũng được như thế thì hay biết mấy? Ông có thích xem phim Hàn Quốc không?”. Nghe bà cụ nói, tôi bỗng thấy chạnh lòng khi nghĩ về phim Việt Nam. Hình như màn ảnh nhỏ Việt Nam chưa có được bộ phim truyền hình nào thật sự gây dấu ấn, tạo thành “cơn sốt”. 

Vẫn có những kịch bản có nội dung mới lạ đấy, song do cách làm việc thiếu hiệu quả nên phim làm ra không được khán giả đón nhận. Diễn viên cũng xinh đẹp, đạo diễn cũng tâm huyết lắm chứ nhưng sao bộ phim ra đời vẫn cứ èo uột. Chúng ta vẫn có nhiều biên kịch giỏi song tại sao phim lên sóng vẫn sượng ngắt, nội dung không thuyết phục, lời thoại xa cách đời sống thực. Nghe các nhân vật trong phim truyền hình Việt Nam nói mà tưởng họ đang đọc từ kịch bản. Đến bao giờ Việt Nam ta mới có một trào lưu văn hóa Việt lan tỏa khắp toàn cầu?

 
Nguồn: Internet
Học Tiếng Hàn